Sau khi lắp đặt xong cửa nhôm kính thì các bạn cần kiểm tra xem đã hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật sau đây chưa nhé!
– Khung cửa phải vuông, thẳng đứng và cạnh nằm ngang phải thăng bằng. Đối với cửa trượt phải chú ý ray trượt phía dưới phải thẳng. (Sai lệch cho phép 0~ 0,5° áp dụng cho các loại cửa và 0°~ 1° áp dụng cho vách kính cố định).
– Khe hở bơm keo xung quanh phải đều nhau, cân đối và phía cạnh dưới của khung bắt buộc phải có khe hở nhỏ nhất là 3mm để bơm keo bọt (bơm keo bọt phải đầy và đều).
– Các lắp bịt lỗ vít phải được lắp đầy đủ, phải bơm keo cho các nắp vít lắp đặt ở cạnh dưới của khung cửa.
– Tiêu chuẩn lỗ khoan khi lắp đặt: Dùng vít lắp đặt bắt trực tiếp vào khung. Khoảng cách từ góc khung hoặc từ các vị trí đầu nối đố vào vị trí khoan là 100~150 tuyệt đối không được đặt vít lắp đặt vào đúng vị trí giữa đầu nối đố và điểm đầu của khung.
Các phương pháp hoàn thiện lắp đặt thường được áp dụng ở Việt Nam:
– Lắp đặt trước khi ô cửa hoàn thiện (Ô cửa chưa trát):
Để khe hở giữa tường và khuôn cửa từ 7,5 đến 10mm cho bơm keo bọt nở. Sau khi lắp đặt và bơm keo bọt nở xong, ta tiến hành trát hoàn thiện toàn bộ khung tường bằng bê tông. (Lớp trát lên mặt trong khung tường là 10mm để phủ hết lớp keo bọt).
– Lắp đặt trên tường đã trát hoàn thiện hoặc trên khung gỗ:
Khe hở giữa tường (Khung gỗ) đến khung cửa là 5 ~7mm cho bơm keo bọt nở. Sau khi lắp và bơm keo bọt nở xong ta tiến hành cắt vát phần keo thừa ra, tiến hành bả và sơn. Đối với khung gỗ ta cắt bằng phần thừa keo nở và dùng nẹp gỗ sơn màu trắng ốp che phần keo bọt nở này lại.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn nhận biết được loại cửa nhôm kính tốt và quy trình lắp đặt cửa nhôm kính hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với cơ sở cửa nhôm kính của chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn về sản phẩm nhé!